TỐNG DUY TÂN
nếu chưa đăng kí! mời bạn đăng ký trước khi tham gia diễn đàn!
Chú ý: mật khẩu phải đạt độ bảo mật nhất định mới có thể ĐK!
TỐNG DUY TÂN
nếu chưa đăng kí! mời bạn đăng ký trước khi tham gia diễn đàn!
Chú ý: mật khẩu phải đạt độ bảo mật nhất định mới có thể ĐK!
TỐNG DUY TÂN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TỐNG DUY TÂN

4RUM THPT Tống Duy Tân!
 
Về trang chủ!Về trang chủ!  Diễn đàn!Diễn đàn!  Blog!Blog!  Trang ChínhTrang Chính  ád*ád*  Latest imagesLatest images  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Thông tin về một số nhóm ngành

Go down 
Tác giảThông điệp
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyMon Mar 07, 2011 7:35 am

Nhóm ngành chế tạo – chế biến




1. Ngành chế biến thủy sản

Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành ở lĩnh vực chế biến thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kỹ sư chế biến thủy sản nắm vững qui tr ình công nghệ chế biến từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Sinh viên được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm thủy sản, cây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản, nghiên cứu nguyên vật liệu mới dùng trong chế tạo bao bì và đóng gói sản phẩm thịt, thủy hải sản

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại,… các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN & PTNT, Sở thủy sản, công ty nuôi thủy sản…)



2. Ngành công nghệ vật liệu

Ngành công nghệ vật liệu trang bị cho sinh viên ba khối kiến thức chính là đại cương (gồm những kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa lý, cơ học và nhiệt học), kỹ thuật cơ sở (gồm các kiến thức về cơ lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất vật liệu) và kiến thức chuyên ngành (chủ yếu là phương pháp chế tạo gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể). Ngành công nghệ vật liệu bao gồm các chuyên ngành nhỏ như vật liệu kim loại, vật liệu silicat, vật liệu polymer.
Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có khả năng làm các công việc như vận hành dây chuyền sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên cơ sở các loại vật liệu khác nhau, tham gia nghiên cứu cải tiến công nghệ và chuyển giao công nghệ. Nhờ vậy, sinh viên có thể tìm việc tại các cơ sở sản xuất thuộc những lĩnh vực về vật liệu kim loại như luyện, cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm; vật liệu silicate như ximăng, gốm sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… và vật liệu polymer như chế biến nhựa, cao su, sơn, composite…

3. Ngành công nghệ cắt may

Đào tạo kỹ sư ngành công nghệ cắt may, nắm vững công nghệ sản xuất may côn gnghiệp trên toàn bộ dây chuyền, nắm vững phương pháp tổ chức và quản lý chuyền, có khả năng thiết kế lập qui trình sản xuất sản phẩm may trên chuyền, biết kiểm tra chất lượng sản phầm may. Tùy mục tiêu đào tạo của từng trường, các môn học ở giai đoạn chuyên ngành sẽ khác nhau.

Kỹ sư ngành công nghệ cắt may có thể đảm đương các công việc tại các doanh nghiệp may hoặc cơ sở đào tạo nghề, việc nghiên cứu khoa học…

4. Ngành Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng về nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy; các quá tr ình công nghệ sản xuất giấy các loại; các thiết bị và an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy, quản lý và điều hành quá trình sản xuất giấy và bột giấy; nghiên cứu ứng dụng công nghệ hóa học trong việc sản xuất giấy - bột giấy.

Kỹ sư ngành công nghệ sản xuất giấy và bột giấy có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất giấy - bột giấy; các cơ sở bảo quản nguyên liệu và sơ chế giấy, các công ty, xí nghiệp nguyên liệu giấy, các xí nghiệp sản xuất ván sợi, các Viện hoặc Trung tâm Nghiên cứu chuyên ngành giấy, sợi, bột giấy…

5. Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang bị những kiến thức liên quan đến việc vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm, dược phẩm…SV ngành này có thể chọn chuyên ngành theo hướng công nghệ hóa học gồm các chuyên ngành: công nghệ Hóa vô cơ, công nghệ hóa lý -phân tích, công nghệ hóa hữu cơ, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị công nghệ hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

SV tốt nghiệp có thể làm việc ở các công ty sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu; vật liệu xây dựng; khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, nhớt; sản xuất giấy, dệt nhuộm, hương liệu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xử l ý chất thải, dược phẩm… hoặc ở các nhà máy sản xuất, chế biến trà, càphê, nông thủy hải sản, đường sữa, nước giải khát...

6. Ngành Chế biến lâm sản

Đào tạo kỹ sư có chuyên môn sâu thuộc hai chuyên ngành kỹ nghệ gỗ và thiết kế đồ gỗ cho trang trí nội thất, có hiểu biết về sử dụng bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản; có khả năng nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản vè chế biến lâm sản.

Kỹ sư ngành chế biến lâm sản có thể làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản: chế biến gỗ, gỗ mỹ nghệ, keo dán gỗ, sấy gỗ, trang trí nội thất v.v..

7. Ngành Bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm

Đào tạo kỹ sư có chuyên môn thuộc hai lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm – công nghệ thực phẩm, được trang bị những kiến thức cơ bản của ngành, có khả năng hoạt động độc lập cũng như công tác tốt trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các thành phần kinh tế, …

Kiến thức ngành học này có thể ứng dụng nghiên cứu và phát triển kỹ thuật bảo quản, chế biến các sản phẩm từ thịt, cá; nghiên cứu và phát triển kỹ thuật bảo quản, chế biến các loại rau và trái cây; nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nông sản; nghiên cứu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Kỹ sư ngành bảo quản chế biến nông sản thực phẩm có thể làm việc trong các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất chế biến nông sản – thực phẩm.

8. Ngành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm Dinh dưỡng người

Chuyên ngành BQCBNSTP và Dinh dưỡng người sẽ đào tạo kỹ sư vừa am tường về công nghệ thực phẩm ở tr ình độ đại học mà còn là chuyên gia đáp ứng được nhu cầu xã hội về nhận thức thực phẩm và dinh dưỡng.

Trong quá trình đào tạo, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về sản phẩm động vật và thực vật, khoa học thực phẩm và bảo quản thực phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm, và chuyên sâu về khoa dinh dưỡng học, đặc biệt là dinh dưỡng người, liên quan mật thiết với công nghệ thực phẩm để có thể kiểm tra đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm, đánh giá tình hình dinh dưỡng và lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cộng đồng.

Kỹ sư ngành bảo quản chế biến nông sản thực phẩm chuyên ngành dinh dưỡng người có thể làm việc trong các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất chế biến nông sản – thực phẩm, các Viện hay Trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng người, các Trung tâm tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng,…

9. Ngành Công nghệ sau thu hoạch

Trang bị các kiến thức lý thuyết và thực hành các khâu kiểm tra, bảo quản và chế biến nông hải sản thực phẩm đạt chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngành này đào tạo những kỹ sư nắm vững lý thuyết và thực hành các khâu giám định và kiểm tra chất lượng nông hải sản thực phẩm sau thu hoạch, bảo quản tồn trữ lâu bền, chống thất thoát và chế biến làm đa dạng hoá sản phẩm…

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở sau: các công ty xí nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm (LTTP); các công ty và trạm, cửa khẩu kiểm tra xuất nhập khẩu LTTP, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, các kho, tổng kho bảo quản LTTP; các ph òng kiểm nghiệm phân tích vi sinh, độc tố LTTP của các Viện nghiên cứu, các công ty trạm trại có liên quan; các Sở Nông nghiệp, Công nghiêp, các cơ sở bảo quản và chế biến nông hải sản, thực phẩm.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyMon Mar 07, 2011 7:37 am

Nhóm ngành công nghệ


1. Ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin đào tạo cử nhân chuyên ngành công nghệ thông tin có kiến thức cơ bản và chuyên sâu, có năng lực ứng dụng các thành quả mới nhất của công nghệ thông tin hướng tới nền kinh tế tri thức, có khả năng tổ chức khai thác có hiệu quả phần mềm ứng dụng trong công nghệ điều khiển, các hệ thống kỹ thuật, mạng máy tính, viễn thông, có khả năng thiết kế phần mềm phục vụ công tác quản lý, khoa học, kinh tế. Ở một số trường khác nhau, ngành này được đào tạo chuyên sâu hơn ở một số chuyên ngành như:

+ Chuyên ngành Công nghệ hệ thống thông tin: đào tạo kỹ sư có khả năng xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý thông tin, thiết kế các cơ sở dữ liệu cho các hệ thống thông tin.

+ Chuyên ngành Công nghệ phần mềm: đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức, thiết kế các phần mềm phục vụ cho nhu cầu khoa học, quản lý, kinh tế, xã hội... cũng như xây dựng các môi trường phát triển phần mềm.

+ Chuyên ngành Mạng máy tính & Viễn thông: đào tạo kỹ sư có khả năng quản trị và thiết kế các hệ thống mạng máy tính và viễn thông, xử lý việc truyền dẫn số liệu bằng thông tin số.

+ Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính: đào tạo kỹ sư máy tính có các kiến thức cơ sở tin học về kỹ thuật điện tử, có khả năng thiết kế, ứng dụng, xây dựng phần mềm trong công nghệ, điều khiển các thiết bị kỹ thuật...

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin có thể làm việc tại: các công ty nghiên cứu, phát triển phần mềm trong và ngoài nước; các trung tâm công nghệ thông tin, phòng tin học của các cơ quan trung ương, các bộ, ngành, tổng cục, các tập đoàn tài chính, cục thuế, các hãng hàng không, các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần, kho bạc nhà nước, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội; giảng viên, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.

2. Ngành công nghệ hạt nhân

Ngành công nghệ hạt nhân trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ và vật lý hạt nhân. Nội dung đào tạo nhằm cung cấp một khối kiến thức chọn lọc có định hướng kỹ thuật và công nghệ hạt nhân.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân như:Ngành năng lượng hạt nhân; Các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân; Các ngành kinh tế quốc dân có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: công nghiệp, nông nghiệp, y học phóng xạ, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn, địa vật lý; Các ngành có sử dụng tự động hoá và điều khiển.

3. Ngành công nghệ hóa học

Ngành công nghệ hóa học trang bị các kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, các kiến thức cơ bản về hoá học và kiến thức chuyên sâu về công nghệ hoá học ở bậc đại học.

Cử nhân Công nghệ hoá học có kiến thức hoá học cơ bản vững kết hợp với kiến thức chuyên sâu về công nghệ các quá trình hoá học, có khả năng làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng, làm cán bộ nghiên cứu ở các viện và các trung tâm, có khả năng ứng dụng các quá trình công nghệ hoá học vào sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Ngành công nghệ sinh học

Ngành công nghệ sinh học trang bị cho sinh viên các kiến thức về các nguyên lý và quá trình cơ bản trong sinh học; lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề Công nghệ sinh học; những nội dung cơ bản và các phương pháp mới trong Công nghệ sinh học. Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng triển khai và thực hành tốt các nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, tổng quan các vấn đề nghiên cứu; phân tích và xử lý các kết quả thí nghiệm để ứng dụng trong thực tế sản xuất và chuyển giao công nghệ; có khả năng thực thi ít nhất một kỹ thuật cụ thể trong Công nghệ sinh học.

Sau khi học xong chương trình, cử nhân công nghệ sinh học có thể giảng dạy, nghiên cứu sinh học và công nghệ sinh học ở các trường, các viện; làm chuyên viên công nghệ sinh học trong các cơ quan quản lý, chỉ đạo sản xuất, trực tiếp sản xuất và dịch vụ các vấn đề tư vấn sản xuất, kiểm tra sản phẩm, đề xuất mô hình, thiết kế, thi công, cải tiến công nghệ trong các lĩnh vực ăn, mặc, ở, chữa bệnh,... làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Môi trường của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng, ban) và kiểm soát, thanh tra, tư vấn trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, môi trường, thực phẩm, y tế, khoa học hình sự; làm việc ở các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện như là chuyên viên về Công nghệ sinh học.

5. Ngành công nghệ vật liệu

Ngành công nghệ vật liệu trang bị cho sinh viên ba khối kiến thức chính là đại cương (gồm những kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa lý, cơ học và nhiệt học), kỹ thuật cơ sở (gồm các kiến thức về cơ lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất vật liệu) và kiến thức chuyên ngành (chủ yếu là phương pháp chế tạo gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể). Ngành công nghệ vật liệu bao gồm các chuyên ngành nhỏ như vật liệu kim loại, vật liệu silicat, vật liệu polymer.

Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có khả năng làm các công việc như vận hành dây chuyền sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên cơ sở các loại vật liệu khác nhau, tham gia nghiên cứu cải tiến công nghệ và chuyển giao công nghệ. Nhờ vậy, sinh viên có thể tìm việc tại các cơ sở sản xuất thuộc những lĩnh vực về vật liệu kim loại như luyện, cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm; vật liệu silicate như ximăng, gốm sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… và vật liệu polymer như chế biến nhựa, cao su, sơn, composite…

6. Ngành Công nghệ dệt may

Ngành Công nghệ dệt may đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu các mặt hàng về dệt may; điều hành các dây chuyền sản xuất của ngành dệt may; bao gồm các ngành: kéo sợi, dệt, nhuộm, may mặc và thiết kế thời trang.

Khi tốt nghiệp, SV có khả năng thiết kế các mặt hàng sản xuất thích hợp với thị trường; điều hành tốt các dây chuyền công nghệ của nhà máy dệt, may; nghiên cứu và khai thác các công nghệ mới, các mặt hàng mới của ngành dệt may.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyMon Mar 07, 2011 7:44 am

Nhóm ngành giao thông


1. Ngành điều khiển tàu biển

Đào tạo sĩ quan hàng hải phục vụ trên tàu biển, bao gồm các tàu vận tải hàng hoá, vận tải dầu, khí, vận tải hành khách, hoa tiêu, công trình, dịch vụ, quốc phòng...

Sinh viên tốt nhiệp ngành điều khiển tàu biển có thể công tác trên tất cả các loại tàu vận tảisông biển ở trong nước và quốc tế, tàu khai thác và dịch vụ về dầu khí, các công ty vận tải biển, công ty vận tải đường sông, công ty hoa tiêu, công ty bảo hiểm hàng hải và các tổ chức liên quan đến vận tải biển. Ngành này chỉ tuyển nam

2. Ngành máy tàu thủy

Trang bị kiến thức về lý thuyết và thực tế phân tích, chế tạo, vận hành, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, cơ cấu máy, các động cơ và máy thích hợp hiện có trên tàu thủy cho sinh viên chuyên ngành. Sinh viên được khuyến khích tập trung nghiên cứu các ứng dụng khoa học vào thực tiễn, chứ không chỉ là lý thuyết đơn thuần. Từ đó đảm bảo chất lượng đào tạo cho nhu cầu khắt khe trên tàu thuỷ.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác vận hành máy tàu trên tất cả các laọi tàu sông, tàu biển,vận hành các thiết bị khai thác dầu khí và làm trong các nhaàmáy đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền ...

3. Ngành bảo đảm an toàn hàng hải

Trang bị những kiến thức về qui hoạch, khảo sát, thiết kế, tổ chức thi công các công trình đồng thời quản lí khai thác và duy tu các tuyến giao thông đường thủy, công trình bảo vệ bờ, phao tiêu báo hiệu luồng, công trình chống sa bồi, chắn sóng, thanh thải chướng ngại vật, lập dự án đầu tư mạng lưới Giao thông Đường thủy và các công trình BĐATĐT.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có có thể làm việc trong các bộ phận nghiên cứu sản xuất phao cứu sinh, huấn luyện đào tạo kỹ thuật cứu sinh, công tác ở các công ty sản xuất thiết bị báo hiệu, công ty cưú hộ trên biển...

4. Ngành cơ giới hóa xếp dỡ

Trang bị những kiến thức về sửa chữa, điều khiển và chế tạo các máy xếp dỡ hàng và có khả năng tổ chức cơ giới hóa cảng biển, cảng nội địa, các kỹ thuật an toàn xếp dỡ, kỹ thuật vận tải.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cảng biển, nhà máy đóng tàu, nhà máy sửa chữa tàu thủy,các dàn khoa dầu khí
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:07 am

Nhóm ngành kinh tế


1. Ngành Kinh tế học

Ngành Kinh tế học đào tạo cử nhân kinh tế có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực, các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Khối lượng kiến thức tối thiểu là 180 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Thời gian đào tạo 4 năm. Tại những trường khác ngành này được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau như:

+Chuyên ngành Kinh tế học đào tạo sinh viên có kiến thức chuyên sâu và hiện đại về kinh tế học và các lĩnh vực kinh tế ứng dụng.

Sinh viên tốt nghiệp có thể: làm nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu kinh tế, làm việc trong các định chế tài chính trong nước và quốc tế, trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước hoặc làm giảng viên.

+ Chuyên ngành Kinh tế kế hoạch và đầu tư trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp về kinh tế và quản lý để có kiến thức tổng hợp.

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại: các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, Uỷ ban nhà nước, các Uỷ ban nhân dân…); các Viện nghiên cứu, Trường đại học khối kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các Tổng công ty, các doanh nghiệp; các tổ chức, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phát triển.

+ Chuyên ngành kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về quản lý vi mô và quản lý vĩ mô về các lĩnh vực dân số, nguồn nhân lực trên cơ sở khoa học.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý vĩ mô ở trung ương như các bộ, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu cho đến các Phòng tổ chức các bộ, quản trị nhân sự của các cơ quan thành phố, địa phương; các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn đào tạo cử nhân kinh tế có năng lực quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ; có khả năng hoạch định tác nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp và phục vụ công cuộc phát triển nông thôn.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại: - Các sở nông - lâm - thuỷ sản, địa chính, kế hoạch đầu tư ở các tỉnh, Phòng Kế hoạch Kinh tế ở các huyện; các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng; các công ty – doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn , các chương trình của Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ; các ngân hàng…

+ Chuyên ngành kinh tế quản lý công cộng đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức tổng hợp về kinh tế học ứng dụng trong khu vực công và khả năng quản lý khu vực công.

Sinh viên tốt nghiệp là các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý về kinh tế trong khu vực công, có thể làm việc tại: các cơ quan quản lý nhà nước; các đoàn thể xã hội, hội nghề nghiệp; các ngành hành chánh sự nghiệp, dịch vụ công cộng (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, quản lý đô thị, bảo hiểm, dịch vụ công cộng..).

+ Chuyên ngành kinh tế đầu tư đào tạo các cán bộ có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực lập dự án và quản lý các dự án đầu tư.

Cử nhân sau khi tốt nghiệp chuyên ngành đầu tư có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư như các Bộ có liên quan đến hoạt động đầu tư, Uỷ ban nhân dân các cấp ...; Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ quan tư vấn dịch vụ đầu tư; Các cục, vụ, viện, trường đại học và cao đẳng đào tạo về kinh tế.

+ Chuyên ngành Quản lý kinh tế đào tạo cán bộ quản lý kinh tế có kiến thức cơ bản về kinh tế, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng quản lý kinh tế; am hiểu các quy luật chung và đặc điểm riêng của các lĩnh vực kinh tế mà mình quản lý.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc các cơ quan quản lý kinh tế các cấp, Bộ máy quản lý doanh nghiệp; Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn về kinh tế và quản lý kinh tế.

+ Chuyên ngành kinh tế thẩm định giá đào tạo cử nhân kinh tế với các mục tiêu cụ thể: là có kiến thức và năng lực chuyên môn, trong việc thẩm định giá các loại tài sản, có khả năng thẩm định giá các loại tài sản quan trọng trong nền kinh tế

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại: các trung tâm thẩm định giá và các chi nhánh của trung tâm; Các công ty kiểm toán, Các sàn giao dịch bất động sản; -Các trung tâm đấu giá, Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.

+ Chuyên ngành kinh tế và quản lý môi trường đào tạo các cử nhân kinh tế có nền tảng kiến thức rộng và vững về kinh tế và các môn khoa học liên quan, sâu về cơ sở lý luận - phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thực thi kinh tế môi trường và quản lý môi trường.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể công tác ở các cơ quan sau các vụ, viện nghiên cứu, cục, tổng cục trực thuộc các bộ, ngành ở trung ương; các sở tài nguyên và môi trường, sở khoa học và công nghệ, phòng quản lý chức năng liên quan đến tài nguyên và môi trường; các trung tâm nghiên cứu và tư vấn, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế có hoạt động có liên quan; các doanh nghiệp kinh doanh chất thải, công nghệ môi trường và các doanh nghiệp công nghiệp khác

+ Chuyên ngành kinh tế phát triển đào tạo những cử nhân kinh tế có kiến thức rộng, đồng bộ, có năng lực phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân, các ngành, các lĩnh vực các vùng và các địa phương.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước; các viện nghiên cứu kinh tế, các trường; làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, của các tổ chức trong và ngoài nước; Bộ Kế hoạch và đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, các sở kế hoạch của các tỉnh, các phòng kế hoạch các quận, huyện

+ Chuyên ngành Kinh tế quản lý địa chính đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế quản lý địa chính có kiến thức khoa học về xây dựng và hoạch định các chính sách kinh tế - quản lý về đất đai và nhà ở.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan chuyên ngành về quản lý đất đai các cấp, các bộ phận quản lý và hoạch định các chính sách về đất đai, công sản thuộc các bộ, cơ quan quản lý cấp tỉnh, thành phố; quận, huyện về các lĩnh vực Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước....,



2. Ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh; có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới. Khối lương kiến thức tối thiểu là 180 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng . Thời gian đào tạo 4 năm. Tại những trường khác ngành này được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau như:

+ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh đào tạo Cử nhân kinh tế có khả năng quản lý doanh nghiệp trong tương lai với những kiến thức về quản lý ở tầm vi mô tương đối bài bản và toàn diện.

Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Chuyên ngành Quản trị chất lượng đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng và chỉ đạo thực hiện tại các công, xây dựng một chính sách hợp lý về chất lượng cho công ty, cho ngành, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại phòng quản trị chất lượng, phòng Kế hoạch ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. thuộc các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và địa phương; tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống IS0 hoặc tham gia giảng dạy.

+ Chuyên ngành thương mại đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước về thương mại (Bộ Thương mại, Sở Thương mại, Phòng Kinh tế), các Công ty về thương mại, xuất nhập khẩu, các Công ty sản xuất, sản xuất thương mại, các Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài.

+ Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo Cử nhân kinh tế: có kiến thức, kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có cái nhìn toàn cầu, có khả năng đàm phán, phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường,

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp với môi trường kinh doanh toàn cầu và các nền văn hoá khác nhau.

+ Chuyên ngành Ngoại thương đào tạo cử nhân kinh tế những kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh quốc tế và chính sách ngoại thương,

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, các khu chế xuất, các khu công nghệ cao… cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quan hệ đối ngoại.

+ Chuyên ngành Kinh tế du lịch đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế du lịch, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, cũng như trình độ thông thạo ngoại ngữ.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp du lịch (hãng du lịch và lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và vui chơi giải trí liên hợp..), các cơ quan quản lý du lịch nhà nước (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch..) và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu du lịch.

+ Chuyên ngành Marketing đào tạo Cử nhân kinh tế có tham gia tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, từ đó vạch ra các chiến lược marketing cho các doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài…

+ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh tổng hợp có kiến thức rộng về Kinh tế và chuyên sâu về quản trị kinh doanh; năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp.

Cử nhân quản trị kinh doanh tổng hợp có thể làm việc tại: Phòng tổng hợp, trợ lý giám đốc trong doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài; Phòng kế hoạch và thị trường, phòng vật tư... hoặc trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh.

+ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh bất động sản đào tạo cử nhân Kinh doanh bất động sản có kiến thức khoa học về kiến thức quản lý, kinh doanh và nghiệp vụ quản trị kinh doanh bất động sản; Kỹ năng thực hành các tác nghiệp trong kinh doanh và quản lý bất động sản, Năng động, sáng tạo và có khả năng khởi nghiệp.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các công ty kinh doanh địa ốc, các công ty tư vấn nhà đất, các công ty xây dựng, các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các ngân hàng; các công ty quản lý vận hành các công trình bất động sản…

+ Chuyên ngành Quản trị quảng cáo đào tạo cử nhân quản trị quảng cáo có kiến thức chung về kinh tế, marketing, vừa có kiến thức văn hóa, nghệ thuật và kỹ năng nghề nghiệp, năng động.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm tư vấn cho mọi loại hình doanh nghiệp các cơ quan truyền thông về lĩnh vực quảng cáo; đảm nhận được các vị trí quản trị về quảng cáo trong các doanh nghiệp, các hãng quảng cáo, cơ quan truyền thông; tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, giảng dạy tại các trường

+ Chuyên ngành Quản trị nhân lực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nhân sự am hiểu sâu lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, nhất là trong các doanh nghiệp.

Sau khi ra trường, sinh viên chủ yếu làm việc ở các phòng Tổ chức Hành chính, Nhân sự, Lao động - Tiền lương trong các cơ quan doanh nghiệp, công tác tại các cơ quan Trung ương và địa phương, trong các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học và các trường đại học, cao đẳng về lĩnh vực quản lý con người trong lao động.

+ Chuyên ngành quản trị chất lượng trang bị cho sinh viên những kiến thức về quản trị kinh doanh, quản lý Nhà nước về chất lượng, quản lý chất lượng sản phẩm ở phạm vi doanh nghiệp.

Sau khi ra trường, sinh viên có thế làm việc tại phòng quản trị chất lượng, phòng Kế hoạch ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. thuộc các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và địa phương; Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống IS0; Giảng dạy tại các trường

+ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Công nghiệp và xây dựng trang bị kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh.

Khi tốt nghiệp chuyên ngành, sinh viên có thể tham gia làm việc tại: Phòng Kinh doanh, phòng Kế hoạch, bộ phận quản trị điều hành trong các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, giao thông và bưu chính; Các tổ chức hoạt động quản lý có tính chất công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và xây dựng hoặc giảng dạy tại các trường.

III. Ngành tài chính – ngân hàng

Ngành tài chính - ngân hàng đào tạo cử nhân Tài chính - Ngân hàng có kiến thức cơ bản về Tài chính - Ngân hàng; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Khối lượng kiến thức tối thiểu là 180 đơn vị học trình, gồm giáo dục đại cương tối thiểu 64 đơn vị học trình và giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu 116 đơn vị học trình. Thời gian đào tạo 4 năm. Tại những trường khác ngành này được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau như:

+ Chuyên ngành tài chính nhà nước đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn để thực hiện công tác tài chính và quản lý tài chính ở tầm vĩ mô.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý tài chính ở tầm vĩ mô như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc, các Phòng Tài chính, Chi cục thuế.

+ Chuyên ngành tài chính doanh nghiệp trang bị cho sinh viên các kiến thức kinh tế tài chính hiện đại, các kiến thức quản trị tài chính, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, kế toán - kiểm toán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Sinh viên tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc liên quan đến các lĩnh vực quản trị tài chính - kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, kinh doanh chứng khoán và đầu tư tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, vv), các công ty kiểm toán, các công ty kinh doanh trong nước và các công ty đa quốc gia.

+ Ngành kinh doanh bảo hiểm đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về ngành tài chính – ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành bảo hiểm.

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại: các tổ chức bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ…) và các tổ chức kinh tế - xã hội khác (với tư cách là người quản trị tài chính về rủi ro và bảo hiểm).

+ Chuyên ngành ngân hàng cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và chuyên môn về tiền tệ – ngân hàng – thị trường chứng khoán.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công tác tại ngân hàng, công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác.
+ Chuyên ngành thị trường chứng khoán đào tạo cử nhân tài chính - ngân hàng nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội; về tài chính- ngân hàng, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về thị trường chứng khoán; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực thị trường chứng khoán.



Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan: Uỷ ban chứng khoán nhà nước, trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, các đơn vị tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh; Làm cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học khối Kinh tế.

4. Ngành kế toán

Ngành kế toán đào tạo cử nhân Kế toán có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán; nắm vững những quy trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh. Khối lượng kiến thức tối thiểu là 180 đơn vị học trình, gồm phần kiến thức Giáo dục đại cương tối thiểu 64 đơn vị học trình và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu 116 đơn vị học trình. Thời gian đào tạo 4 năm. Tại những trường khác ngành này được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau như:

+ Chuyên ngành Kế toán tổng hợp đào tạo cử nhân kế toán tổng hợp có khả năng tổ chức công tác kế toán, xây dựng được các mô hình chung về tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau, tổ chức chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán và tài chính, có kỹ năng phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp.

Sau khi ra trrường, sinh viên có thể làm việc tạiPhòng Kế toán - Tài chính, phòng Kế hoạch tiền lương tại các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau; các đơn vị có chức năng tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán thuộc các cơ quan Nhà nước Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành hoặc các tổ chức kinh doanh (Tổng công ty, Công ty...); các công trình, các dự án thuộc các nguồn ngân sách khác nhau và các đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Chuyên ngành kiểm toán đào tạo các cử nhân kinh tế có khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán thuộc các cơ quan nhà nước, các hiệp hội kế toán - kiểm toán và các tổ chức kinh tế xã hội khác; năng động, sáng tạo; có khả năng tự lập nghiệp.

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán có thể có công tác tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung ương và địa phương; Các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, các công ty kiểm soát chất lượng kiểm toán; các bộ phận làm chức năng kiểm soát nội bộ ngành và nội bộ địa phương như: thanh tra các bộ, ngành hoặc kiểm soát chuyên ngành (về tài chính); Vụ, cục, tổng cục... có chức năng kiểm tra tài chính; Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, văn phòng tư vấn kế toán - kiểm toán.

5. Ngành hệ thống thông tin kinh tế

Ngành hệ thống thông tin kinh tế đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin kinh tế có có kiến thức chuyên sâu về tin học kinh tế và tin học quản lý, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong hoạt động của các tổ chức kinh tế xã hội. Khối lượng kiến thức tối thiểu là 180 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Thời gian đào tạo 4 năm. Tại những trường khác ngành này được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau như:

+ Chuyên ngành Thống kê đào tạo Cử nhân kinh tế là những chuyên gia kỹ thuật quản lý, được trang bị các kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có những kiến thức về lĩnh vực thống kê, tin học.

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan thống kê nhà nước từ cấp huyện, tỉnh và tổng cục thống kê; cũng như các doanh nghiệp và cơ quan khác trong nền kinh tế quốc dân với nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác thống kê. Tổ chức thu thập, phân tích và xử lý các số liệu thống kê các loại, từ đó đưa ra các dự báo thống kê ngắn hạn và dài hạn.

+ Chuyên ngành Toán kinh tế đào tạo cử nhân kinh tế được trang bị các kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có các kiến thức chuyên ngành về toán ứng dụng trong kinh tế, có khả năng phân tích độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những biến động kinh tế và tác động của các chính sách kinh tế dưới góc độ định lượng trên cơ sở thiết lập và ứng dụng những mô hình toán tài chính và các mô hình toán học hiện đại khác vào lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngần hàng…

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, bảo hiểm, công tác tại các trường đại học, bộ, ngành và các cơ quan nhà nước khác.

+ Chuyên ngành Tin học quản lý đào tạo Cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về Tin học kinh tế, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các bộ phận tin học, quản trị các hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp, các công ty, xí nghiệp, ngân hàng, các cơ quan nhà nước… Ngoài ra, có thể làm việc tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết kế và xây dựng phần mềm…

6. Ngành kinh tế chính trị

Ngành kinh tế chính trị đào tạo Cử nhân kinh tế có trình độ chuyên môn, nhân cách và kỷ cương. Nắm vững các vấn đề lý luận và thực tiễn của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm cán bộ giảng dạy kinh tế chính trị cho các trường đại học và cao đẳng; cán bộ nghiên cứu và quản lý kinh tế cho các viện, các cơ quan của Đảng và Nhà nước.



7. Ngành kinh tế đối ngoại

Ngành kinh tế đối ngoại trang bị kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá của người học đối với các vấn đề của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, đồng thời trang bị cho sinh viên kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn của kinh tế đối ngoại ở nước ta. Khối lượng kiến thức phải tích lũy là 212 đơn vị học trình.

Các cử nhân kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam; có khả năng lập nghiệp cũng như tiếp tục học ở bậc sau đại học.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:09 am

Nhóm ngành kiến trúc – xây dựng


1. Ngành Qui hoạch đô thị

Giảng dạy các môn chuyên ngành như Kết cấu công trình, địa chất thủy văn, quy hoạch mạng lưới đường, quy hoạch mạng lưới cấp nước, quy hoạch lưới điện, Kinh tế & chính sách phát triển đô thị, Bảo vệ môi trường đô thị: Kiến trúc phương Tây, Kiến trúc phương Đông & Viện Nam, Lịch sử đô thị, Xử lý chất thải đô thị,...

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước như: Phòng quản trị đô thị các quận, huyện, Sở nhà đất, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố. Bạn cũng có thể làm ở công ty kinh doanh nhà đất để làm công tác thiết kế quy hoạch, làm ở bộ phận thiết kế bản vẽ cho các công ty xây dựng, ở phòng quản lý đôi thị các quận huyện, ban quản lý công trình, Sở Kế họach đầu tư, văn phòng kiến trúc nhà nước hoặc tư nhân…

2. Ngành Kiến trúc công trình

Đào tạo kiến trúc sư có thể thiết kế các công trình nhà ở, công trình công cộng.

Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở các phòng thiết kế các công ty xây dựng, các trung tâm tư vấn xây dựng, công ty giám định công trình. Ngoài ra, kiến trúc sư công trình còn có thể làm việc ở một số cơ quan nhà nước: sở tài nguyên môi trường, ban quản lý các dự án công trình công nghiệp.

3. Ngành Kỹ thuật công trình

Trang bị cho sinh viên kiến thức để trở thành các nhà kỹ thuật điều khiển thi công ở các công trình nhà ở, các công trình nhà máy công nghiệp. Ở các trường khác nhau, ngành kỹ thuật công trình có thể được đào tạo trong các chuyên ngành sâu hơn bao gồm:

+ Chuyên ngành Xây dựng dân dụng - công nghiệp: Đào tạo các kiến thức liên quan đến sức bền vật liệu, trắc địa, kiến trúc, địa chất công trình, vật liệu xây dựng, nến móng cơ học, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép, cấp thoát nước, thủ văn công trình, kỹ thuật tổ chức thi công, quy hoạch đô thị.

Tốt nghiệp ngành này được cấp bằng kỹ sư xây dựng có thể làm công tác kỹ thuật điều khiển thi công các công trình nhà ở, các công trình nhà máy công nghiệp... Vị trí công việc đúng chuyên môn của ngành này là các công ty thi công, thầu xây dựng nhà ở; phòng, sở xây dựng; các công ty tư vấn, thẩm định xây dựng...

+ Chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị: SV tốt nghiệp ngành này được cấp bằng kỹ sư có kiến thức về qui hoạch thiết kế kỹ thuật đô thị, quản lý phát triển đô thị. Chương trình đào tạo gồm các chuyên ngành: cấp thoát nước, cấp điện, giao thông, san nền tiêu thủy, môi trường.

Có thể làm công tác thiết kế kỹ thuật ở các công ty cấp thoát nước, công ty quản lý mạng lưới điện, các công ty công trình giao thông đô thị; chuyên viên kỹ thậut các cơ quan quản lý nhà nước, sở giao thông công chính, phòng quản lý đô thị các quận huyện, sở Khoa học - Công nghệ & Môi trường, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng qui hoạch đô thị...

4. Ngành Xây dựng cầu đường

Đào tạo kỹ sư có khả năng lập các dự án xây dựng, thiết kế và tổ chức thi công; có kiến thức tin học và Anh ngữ tốt, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ mới; tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ...

Chương trình đào tạo gồm 3 phần chính: Các kiến thức về khoa học cơ bản. Các kiến thức về kỹ thuật cơ sở: sức bền vật liệu, cơ học đất, cơ học kết cấu, vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông, kết cấu thép, gỗ... Các kiến thức chuyên ngành: kiến trúc nhà dân dụng, kết cấu cầu, kỹ thuật thiết kế đường, nền móng công trình, kỹ thuật thi công, cấp và thoát nước...

Tốt nghiệp ngành này, sinh viên là kỹ sư xây dựng có khả năng thiết kế, tính toán các bộ phận kết cấu, hạng mục công trình cầu đường, tổ chức thi công, giám sát chất lượng công trình cầu đường.

+ Chuyên ngành Công trình giao thông thành phố: Đào tạo kỹ sư cầu đường chuyên sâu về nghiên cứu, thiết kế, tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác công trình giao thông trong thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông tại các đô thị. Chuyên ngành này nhằm đào tạo kỹ sư chuyên về cầu, đường ôtô, đường sắt trong thành phố, hầm giao thông trong thành phố, đường ôtô các cấp, các tuyến đường sắt trên cao, metro, nút giao thông lập thể nhiều tầng...

Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được cấp bằng kỹ sư ngành xây dựng cầu đường, có thể đảm nhiệm công tác nghiên cứu, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường, hầm trong TP nói riêng và các công trình giao thông đường bộ nói chung...

5. Ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng

Ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng đào tạo theo diện rộng với các nhóm chuyên môn như: công nghệ chế tạo bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn; công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm xây dựng như gạch ngói, gạch ốp trang trí, sứ...; công nghệ sản xuất chất kết dính. Ngoài những kiến thức chuyên môn, SV ngành này còn được trang bị những kiến thức chung về ngành xây dựng. Điểm khác của ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng với ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành đào tạo theo hướng nghiên cứu chế tạo vật liệu xây trong khi ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đào tạo kỹ sư theo hướng thi công.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm về vật liệu xây dựng, các nhà máy sản xuất vật liệu ngành xây dựng.

6. Ngành xây dựng cảng - công trình biển

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Xây dựng các công trình Cảng, các công trình thủy công thuộc công nghiệp đóng tàu biển, xây dựng các Bến cảng hiện tại trên sông, trên biển, tính toán thiết kế hệ thống dầu khoan, xây dựng các công trình chỉnh trị cửa sông, cửa biển và hải đảo cùng các công trình phục vụ các ngành kinh tế hàng hải, dầu khí.v.v

7. Ngành Thủy lợi - Thủy điện và Cấp thoát nước

Đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế, tư vấn, thi công, giám sát và vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện và cấp thoát nước: các hồ chứa cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, phát điện, các nhà máy thủy điện, các trạm bơm nước; các hệ thống cấp nước và thoát nước đô thị (mạng lưới đường ống, nhà máy xử lý,…); các công trình chỉnh trị sông (chống sạt lở bờ sông, điều chỉnh dòng chảy,…); các công trình kiểm soát lũ (ở ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ,…)

8. Ngành công trình thủy lợi

Đào tạo các Kỹ sư có khả năng tham gia thiết kế, lập các phương án thi công và trực tiếp tổ chức chỉ đạo thi công các các công trình Thủy lợi-Thủy điện, các công trình trên sông và ven biển như: Đâp, Cống, Cống, Trạm bơm, Tràn xả lũ….

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành này có thể thiết kế, thi công các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, xây dựng và phát triển nông thôn ở vùng đồng bằng, miền núi, ven biển.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:11 am

Nhóm ngành khoa học tự nhiên




1. Ngành Toán học

Chương trình đào tạo ngành Toán học nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về Toán học cũng như một số kiến thức cơ sở về Tin học, Toán ứng dụng, giúp sinh viên tiếp cận với những vấn đề hiện đại của Toán học. Chương trình nhằm đào tạo cho sinh viên tư duy chính xác của Toán học cũng như tư duy thuật toán, phương pháp tiếp cận khoa học tới các vấn đề thực tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể phát huy năng lực của mình trong công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường trung học phổ thông, trong công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất có sử dụng kiến thức Toán học như: Ngân hàng, Chi cục Thống kê, cơ quan Bưu chính Viễn thông, Uỷ ban hành chính, các công ty...

2. Ngành Vật lý học

Ngành vật lý cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về vật lý, toán, tin học, hoá học... và các kiến thức chuyên ngành để sinh viên có thể tiếp tục đi sâu vào khoa học cơ bản cũng như tìm tòi áp dụng khoa học vào thực tiễn hoặc tham gia giảng dạy ở các bậc đại học, cao đẳng... Ngoài ra, chương trình đào tạo còn trang bị cho sinh viên lý thuyết, kỹ năng thực hành cần thiết của một kỹ sư vật lý giúp họ giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp một cách sáng tạo. Chương trình đào tạo này giúp người học có một nền tảng kiến thức đủ để tiếp tục tự học và nghiên cứu để đạt các trình độ cao hơn.

Cử nhân khoa học Vật lý có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện Công nghệ Quốc gia và các cơ sở nghiên cứu khác; các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan quản lý khoa học các tỉnh, huyện (UBKH), các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ; các cơ quan trong các lĩnh vực gần gũi khác như: điện tử, tin học, viễn thông...

3. Ngành hóa học

Chương trình đào tạo của ngành hóa học trang bị các kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hoá học bậc đại học, có kỹ năng tiến hành các thực nghiệm hoá học.

Cử nhân khoa học ngành này có khả năng làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng; làm cán bộ nghiên cứu ở các viện và các trung tâm, tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh và ứng dụng hoá học vào sản xuất và đời sống, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Ngành sinh học

Ngành sinh học trang bị những mảng kiến thức để sinh viên có thể hiểu biết một cách vững vàng và giải thích được những nguyên lý cơ bản và các quá trình sinh học ở các mức độ khác nhau của khoa học sự sống (phân tử, tế bào, cơ quan, cơ thể, quần xã) và mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường bên ngoài; Nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản và các phương pháp nghiên cứu truyền thống cũng như hiện đại.

Sau khi học xong chương trình, cử nhân Sinh học có thể đảm nhận giảng dạy Sinh học ở các trường đại học, cao đẳng về: Nông, Lâm, Ngư, Y và các trường trung học phổ thông, giảng dạy các môn Sinh học ở các trường Đại học Khoa học lớn của đất nước; nghiên cứu một số lĩnh vực về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Sinh học thực nghiệm, Công nghệ Sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng; làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Môi trường của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng... ); làm việc ở các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện như là chuyên viên về Sinh học.

5. Ngành cơ học

Ngành cơ học trang bị những kiến thức cơ sở về Toán học, Tin học và những kỹ năng tính toán giúp cho sinh viên nắm bắt những kiến thức cơ bản, cập nhật những vấn đề thời sự về lý thuyết và ứng dụng Cơ học, bước đầu đi vào các chuyên ngành Cơ học. Sinh viên sẽ có phương pháp tiếp cận các vấn đề khoa học, thực hiện thành thạo các kỹ năng tính toán và năng lực vận dụng tổng hợp vào thực tiễn, có cơ sở để tiếp thu kỹ thuật cao và có khả năng áp dụng sang các ngành kỹ thuật khác nhau có liên quan đến Cơ học.

Sinh viên ra trường có thể phát huy năng lực của mình trong công tác giảng dạy, trong công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu có sử dụng kiến thức Cơ học; các cơ quan quản lý và thiết kế; các phòng kỹ thuật ở các tổng công ty; các cơ sở sản xuất và kinh doanh có yêu cầu kiến thức cơ học.

6. Ngành toán – tin ứng dụng

Ngành Toán - Tin ứng dụng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Toán cao cấp, Toán ứng dụng và Tin học; giúp sinh viên nắm vững những kỹ năng tính toán khoa học, tiếp cận và nắm bắt những vấn đề hiện đại của Toán học, Tin học ứng dụng và công nghệ thông tin. Chương trình nhằm rèn luyện cho sinh viên tư duy toán học chính xác, tư duy thuật toán và khả năng giải quyết các bài toán thực tiễn phức tạp trên máy tính.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Toán - Tin ứng dụng có thể đảm nhiệm và phát huy tốt năng lực của mình trong công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường trung học phổ thông, trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất có ứng dụng Toán học, Tin học như: Ngân hàng, Thống kê, Bưu chính viễn thông, các công ty Tin học...

7. Ngành khoa học vật liệu

Ngành Khoa học vật liệu giúp sinh viên tiếp cận với một trong những hướng triển vọng nhất của khoa học và công nghệ từ khía cạnh cơ bản và ứng dụng phù hợp với chiến lược công nghệ vật liệu - một chương trình trọng điểm của Nhà nước. Sinh viên sẽ được làm quen với những đối tượng cụ thể đã, đang và hứa hẹn những khả năng ứng dụng ở Việt Nam như: các hợp kim đặc dụng, các gốm kỹ thuật, các vật liệu bán dẫn, vật liệu từ, vật liệu pôlyme và vật liệu tổ hợp...

Sau khi tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành Khoa học vật liệu có khả năng nắm được cơ sở khoa học giải thích các tính chất cơ bản, phương pháp xác định các đặc trưng của vật liệu; nắm được phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể và thành phần pha của vật liệu rắn; Hiểu biết về các phương pháp chế tạo các vật liệu rắn bằng các công nghệ gốm cổ truyền, công nghệ tạo hợp kim và màng mỏng.

8. Ngành Khí tượng

Chương trình nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận và thực tiễn của khoa học Khí tượng, Khí hậu, những kỹ năng về toán, lý, tin học cũng như các phương pháp tính toán trong chuyên môn để phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: nông nghiệp, giao thông vận tải, hàng không, hàng hải,...

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm dự báo và các đài, trạm khí tượng thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, các sở Khoa học, sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng.

9. Ngành Thủy văn

Chương trình nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận và thực tiễn của khoa học Thủy văn, những kiến thức, kỹ năng về toán học, vật lý, tin học cũng như các phương pháp tính toán trong chuyên môn để phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: nông nghiệp, giao thông vận tải, đảm bảo cấp nước cho đô thị và công nghiệp, điện lực,...

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm dự báo và các Đài Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở Khoa học, sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước phục vụ qui hoạch khai thác lưu vực các sông, phòng chống bão lụt giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo an ninh quốc phòng.

10. Ngành Hải dương học

Nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản của khoa học Hải dương học và những kiến thức toán, lý, tin học, các phương pháp tính toán, dự báo phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường, kinh tế sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế và quốc phòng trên biển, ...

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại trường đại học, cao đẳng chuyên ngành, các viện nghiên cứu, các trung tâm và các đài, trạm quốc gia của Tổng cục Khí tượng thủy văn, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, các Sở Khoa học, Sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng.

11. Ngành địa chất

Trang bị cho sinh viên một hệ thống kiến thức địa chất cơ bản và hiện đại, cập nhật những tiến bộ khoa học Địa chất thế giới và Địa chất Việt Nam, giúp sinh viên năng lực nghiên cứu, điều tra cơ bản các đối tượng địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, tai biến địa chất, khai thác hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Địa chất có thể công tác tại các Trung Tâm, Viện, trường Đại học và Cao đẳng thuộc lĩnh vực Khoa học Trái đất, Địa chất dầu khí, Địa kỹ thuật, tham gia các phương án đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản, các dự án và đề tài quản lý, đánh giá tác động môi trường, phát triển bền vững lãnh thổ và lãnh hải phục vụ xây dựng hạ tầng cơ sở theo yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

12. Ngành địa chính

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn của khoa học Địa chính về hệ thống pháp luật và khoa học Quản lý đất đai, trên nền tảng những kiến thức có liên quan của khoa học Địa lý, Trắc địa - Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý, Hệ thông tin đất đai, Ngoại ngữ chuyên ngành. Chương trình còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thiết yếu về công nghệ Địa chính (đo vẽ bản đồ Địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ Quy hoạch, bản đồ Địa hình,...), những kỹ năng cấp thiết về công nghệ Thông tin chuyên ngành (số hoá bản đồ, thành lập cơ sở dữ liệu đất đai,...).

Cử nhân Địa chính có thể làm việc ở Bộ Tài nguyên - Môi trường, các trường Đại học, Cao đẳng, các doanh nghiệp Quốc doanh và tư nhân, làm nghiệp vụ đo đạc và thông tin đất đai, các Sở Địa chính - Nhà đất tỉnh, các Phòng Địa chính - Nhà đất huyện và xã. Đối với những sinh viên xuất sắc có thể tiếp tục đào tạo đặc cách ở bậc cao hơn - đào tạo sau đại học.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:12 am

Nhóm ngành khoa học xã hội & nhân văn




1 .Ngành Nhân học



Trang bị cho sinh viên vừa có kiến thức đại cương về các ngành khoa học xã hội và nhân văn, vừa có kiến thức sâu về ngành nhân học cả về lý luận. Sinh viên sẽ được nghiên cứu các kiến thức về thôn tộc, hôn nhân và gia đình, tổ chức xã hội và phân tầng xã hội, nhân học chính trị, đô thị, thế giới và phát triển, tâm lý, văn hóa du lịch, pháp luật, y tế, quan hệ các tộc người... và một số kiến thức chuyên ngành tự chọn. Sinh viên theo học chuyên ngành khảo cổ học được trang bị các kiến thức, lịch sử khảo cổ học các thời kỳ, phương pháp luận và nghiên cứu văn hóa vật chất, khảo cổ học thực nghiệm, ứng dụng toán học và tin học trong khảo cổ học... cùng một số môn học tự chọn khác.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm việc trong các cơ quan liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa hoặc có thể làm cán bộ giảng dạy ĐH, CĐ và cán bộ nghiên cứu ở các viện và trung tâm nghiên cứu.

2.Ngành xã hội học

Đào tạo cử nhân ngành Xã hội học có kiến thức đại cương và trang bị theo chiều sâu khối kiến thức chuyên ngành để sau khi tốt nghiệp sinh viên Xã hội học có thể tiếp cận, giải quyết có hiệu quả các công việc có liên quan đến ngành học. Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cũng như làm việc trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Cử nhân xã hội học có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy; quản lý, tư vấn cho các thành phần kinh tế khác nhau hoặc làm công tác xã hội trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể.

3.Ngành Đông phương học

Đào tạo tri thức về văn hóa, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, quan hệ quốc tế và môi trường tự nhiên của các nước trong khu vực. Các chuyên ngành: Đông Á (Nhật Bản học, Hàn Quốc); Đông Nam Á học; Nam Á - Thái Bình Dương (Úc học, Ấn Độ học).. Cử nhân Đông phương học được trang bị một hệ thống kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ bảo đảm cho sinh viên tốt nghiệp dễ dàng thích nghi với thực tế và có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp trong phạm vi nhất định, có khả năng tiếp tục tự học để cập nhật kiến thức và có thể vươn lên những trình độ học vấn cao hơn, theo học cao học hoặc nghiên cứu sinh để lấy bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

Những người tốt nghiệp cử nhân Đông phương học có thể công tác trên các lĩnh vực quan hệ giữa VN với các nước phương Đông . Cụ thể là các cơ quan ngoại giao, kinh tế đối ngoại, du lịch, văn hóa, giáo dục của Việt Nam, các cơ quan đại diện nước ngoài tại VN, các cơ sở liên doanh, làm công tác biên dịch, phiên dịch…Hoăc có thể nghiên cứu và giảng dạy trong các trường, các viện và trung tâm khoa học.

4.Ngành Quan hệ quốc tế

Trang bị kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, về lịch sử dân tộc VN và các nước trọng điểm trên thế giới, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về đối ngoại. Đồng thời ngành này trang bị kiến thức chuyên sâu và có hệ thống về khoa học quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế và đối ngoại.

Cử nhân quan hệ quốc tế có thể công tác đối ngoại ở các cơ quan nhà nước, các thành phần kinh tế, nghiên cứu giảng dạy các môn thuộc khoa học quan hệ quốc tế.

5.Ngành Quốc tế học

Trang bị những kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế, lịch sử và văn hóa thế giới, về kinh tế và luật pháp quốc tế, khu vực châu Âu và châu Mỹ, phương pháp nghiên cứu các vấn đề quốc tế, phương pháp giao tiếp quốc tế.

Khi học xong chương trình, sinh viên có thể nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường Đại học, các Viện khoa học, các cơ quan ngoại giao ở Trung ương và địa phương, các Vụ hợp tác quốc tế thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, làm công tác đối ngoại tại các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông (báo chí, đài phát thanh và truyền hình), các cơ quan văn hóa đối ngoại, làm việc trong các cơ quan đại diện, các cơ sở doanh nghiệp của người Việt Nam và người nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.

6.Ngành tâm lý học

Cung cấp những kiến thức cơ bản hệ thống, hiện đại và thiết thực về các lĩnh vực như tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học tư pháp, tâm lý học động, tâm lý học nghệ thuật,… Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn được giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị vững vàng, nhân cách tốt đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất cán bộ của Nhà nước.

Sau khi ra trường, cử nhân ngành này có thểlàm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các trường, các trung tâm đào tạo công tác đoàn thể, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, làm công tác tổ chức, quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp trong khu vực kinh tế Nhà nước và tư nhân.

7.Ngành địa lý

Trang bị cho sinh viên khả năng đánh giá chất lượng môi trường, quản lý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường, kiến thức về phân vùng kinh tế và qui hoạch tổ chức sản xuất kinh tế, qui hoạch phát triển đô thị và nông thôn, dân số và các vấn đề phát triển, dân số sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình, quản trị nguồn nhân lực, qui hoạch và tổ chức các lãnh thổ du lịch..

Tùy chuyên ngành được đào tạo, sinh viên ngành địa lý sau khí tốt nghiệp có thể làm việc trong các đơn vị tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực môi trường, quản lý kinh tế, qui hoạch phát triển, quản lý xã hội, du lịch…

8. Ngành công tác xã hội

Đào tạo những cử nhân công tác xã hội có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề mới trong mối quan hệ xã hội và năng lực con người. Từ quá trình vận dụng kiến thức, kỹ năng được đào tạo, cử nhân công tác xã hội có thể đề xuất những dịch vụ xã hội, những chính sách, chương trình nhằm cải tạo xã hội, phòng ngừa các vấn đề và góp phần phát triển xã hội.

Ngoài khối kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như tổ chức và phát triển cộng đồng, chính sách xã hội, an sinh xã hội và những vấn đề xã hội, tham vấn, quản trị...

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, xã hội, môi trường... hay làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.

9. Ngành Đông Nam Á học

Đào tạo những sinh viên có kiến thức về Khoa học xã hội nhân văn nói chung, nắm vững kiến thức cơ bản về khu vực học, những khả năng chuyên sâu về nghiên cứu và hoạt động văn hóa, kinh tế Đông Nam Á và có khả năng vận dụng tri thức vào thực tế công tác có liên quan đến ngành học.

Mục tiêu cụ thể là đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Đông Nam Á học có khả năng làm việc trong các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, du lịch, chính trị, giáo dục, khoa học hoặc các Công ty, Xí nghiệp của nước ngoài, nhất là các nước Đông Nam Á đang và sẽ đầu tư hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

10. Ngành văn hóa học

Trang bị những kiến thức căn bản để sau khi ra trường có thể làm việc ở các tổ chức, cơ quan khoa học và giáo dục, nghiên cứu và giảng dạy văn hóa ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường ĐH, CĐ, các cơ quan văn hóa, thông tin, du lịch, báo chí, xuất bản ...

11. Ngành ngữ văn

Cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới; rèn luyện kỹ năng tư duy lý luận, phương pháp luận nghiên cứu văn học; nâng cao khả năng cảm thụ văn học; trang bị cho sinh viên kiến thức văn hóa, văn học để đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau.Ở một số trường ngành văn học có thể được đào tạo với các chuyên ngành như chuyên ngành văn học, Chuyên ngành Ngôn ngữ học, chuyên ngành Hán Nôm.

Nơi có thể sử dụng sinh viên tốt nghiệp: các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội, các nhà xuất bản, các cơ quan thông tấn - báo chí, cơ quan văn hóa, phát thanh truyền hình... từ trung ương đến địa phương; các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.

12. Ngành lịch sử

Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tiến trình lịch sử dân tộc và tiến trình lịch sử nhân loại, giúp sinh viên nắm vững các phương pháp nghiên cứu lịch sử và có khả năng thích ứng trước những yêu cầu khác nhau của xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về khảo cổ học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cử nhân Lịch sử có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể xã hội có liên quan và sử dụng đến kiến thức lịch sử, hoặc có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học và phổ thông trung học.

13. Ngành triết học

Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến giúp sinh viên nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để có thể vận dụng tương đối tốt vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội. Đồng thời giúp sinh viên hình thành và phát triển thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, có lối sống đúng đắn, lành mạnh.

Sau khi học xong chương trình, cử nhân Triết học có thể làm việc trong các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu các khoa học Triết học và các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cử nhân Triết học có thể tiếp tục học lên bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) để trở thành những chuyên gia có trình độ cao về các khoa học Triết học (Triết học Mác -Lênin, Lịch sử triết học, Lôgic học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Mỹ học, Đạo đức học, Tôn giáo học, Triết học trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội)

14. Ngành tiếng Anh

Đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học và sử dụng thành thạo tiếng Anh như một công cụ giao tiếp xã hội.

Tốt nghiệp ngành này có thể giảng dạy ở các trường; làm công tác nghiên cứu, biên dịch, phiên dịch cho các tổ chức khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, các viện nghiên cứu.

15. Ngành tiếng Pháp

Đào tạo cử nhân có trình độ nghe, nói, đọc, viết, dịch thông thạo tiếng Pháp, có kiến thức tổng quát về lịch sử và văn minh Pháp, có kiến thức chuyên sâu về ngữ học và văn học Pháp.

SV tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan ban ngành có nhu cầu sử dụng tiếng Pháp, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức văn hóa xã hội liên quan đến khối sử dụng Pháp ngữ.

16. Ngành Song ngữ Nga - Anh

Đào tạo cử nhân khoa học có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, kinh tế, xã hội Nga và Anh, có kỹ năng thực hành, giao tiếp hai ngoại ngữ Nga - Anh thông thạo.

17. Ngành tiếng Trung Quốc

Đào tạo cử nhân có khả năng sử dụng tiếng Hán hiện đại, nắm được tiếng Hán cổ và hiểu biết về chữ Nôm, có kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hóa Trung Quốc…

Tốt nghiệp có thể làm công tác biên dịch, phiên dịch, các cơ quan văn hóa xã hội, ngoại giao liên quan đến Trung Quốc hoặc làm công tác nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực liên quan đến Tiếng Hán hiện đại, Hán cổ, chữ Nôm.

18. Ngành tiếng Đức

Chương trình cung cấp kiến thức về ngôn ngữ, văn chương Đức, rèn luyện kỹ năng biên dịch và phiên dịch. Ngành này có 2 chuyên ngành: giáo học pháp; chuyên ngữ kinh tế và thương mại.

SV có thể dự thi các chứng chỉ tiếng Đức của viện Goethe (Gớt) sau khi hoàn thành học kỳ 8. Với chuyên ngành giáo học pháp, SV có thể làm công tác giảng dạy ngoại ngữ; với chuyên ngành chuyên ngữ kinh tế và thương mại cùng với các chứng chỉ ngoại ngữ, có thể làm việc ở các công ty, văn phòng đại diện của Đức.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:14 am

Nhóm ngành kỹ thuật – cơ khí


1. Ngành Điện - điện tử

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử. Sinh viên có thể nghiên cứu chuyên vào một trong các chuyên ngành như:

+ Chuyên ngành Điện tử - viễn thông: trang bị các kiến thức về mạch điện tử, dụng cụ linh kiện điện tử, hệ thống viễn thông, kỹ thuật siêu cao tần, anten truyền sóng, truyền số liệu, thông tin số, lý thuyết tín hiệu, xử lý số tín hiệu, đo điện tử, nguyên lý mạch tích hợp, điện tử ứng dụng, điện tử y sinh, quang điện tử, hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu (SCADA) và các thí nghiệm liên quan.

+ Chuyên ngành Điện năng: trang bị các kiến thức về mạng truyền tải và phân phối điện, trạm và nhà máy điện, ổn định hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, kỹ thuật điện, hệ thống điều khiển số, điện công nghệ, kỹ thuật lạnh, điện tử công nghiệp, điện tử công suất, truyền động điện, hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu (SCADA), vận hành và điều khiển hệ thống điện, nhiệt động lực học kỹ thuật, cơ lưu chất, đo điện, thí nghiệm đo điện, thí nghiệm kỹ thuật điện, thí nghiệm hệ thống điện, thí nghiệm điện công nghiệp…

+ Chuyên ngành Tự động: trang bị các kiến thức về điều khiển tự động, điều khiển hiện đại, mạch điện tử, dụng cụ linh kiện điện tử, lý thuyết tín hiệu, xử lý số tín hiệu, đo điện tử, thiết bị và hệ thống tự động, tự động hóa quá trình công nghệ, kỹ thuật Robot, đo lường điều khiển bằng máy tính, điện tử công suất, hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu (SCADA)... các thí nghiệm liên quan.

Kỹ sư ngành điện - địện tử có thể làm việc tại các công ty điện lực, nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện - điện tử viễn thông, các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, cơ quan nghiên cứu về tự động hóa công nghiệp, các công ty ngành điện tử, bưu chính viễn thông, các khu công nghiệp...

2. Ngành cơ điện tử

Đào tạo kỹ sư có kiến thức về điện, điện tử, CNTT; có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các máy móc thiết bị. Ngoài các kiến thứ khoa học cơ bản về toán, lý, tin học; các kiến thức về cơ sở kỹ thuật trong cơ khí, điện, điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về tự động hóa, điều khiển, cảm biến, vi xử lý, sản xuất tự động, truyền thông... SV còn được trang bị kiến thức về ngoại ngữ, giao tiếp xã hội, quản lý xí nghiệp, kinh doanh.

Ra trường, SV có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị; xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm để điều khiển các máy móc thiết bị tự động và các phương tiện số khác. Kỷ sư cơ điện tử có thể công tác ở các nhà máy, xí nghiệp từ thô sơ đến hiện đại, kỹ thuật cao; các Viện nghiên cứu, các trường ĐH trong lĩnh vực Cơ khí hiện đại, kiều khiển và tự động hóa.

3. Ngành Cơ khí

Đào tạo kỹ sư ngành cơ khí nắm vững kiến thức và có kỹ năng vững vàng về gia công, chế tạo, chế biến để sản xuất ra những sản phẩm cơ khí có chất lượng cao và co khả năng giải quyết những vấn đề kỹ thuật khác. Ngành này có nhiều hướng đào tạo chuyên sâu như:

+ Chuyên ngành Kỹ thuật chế tạo: đào tạo kỹ sư trong vực kỹ thuật máy tính, điện, điện tử; thiết kế và gia công trên máy tính (CAD/CAM); kỹ thuật người máy; khoa học và công nghệ gia công các loại vật liệu kỹ thuật; phân tích, thiết kế và tổng hợp, tối ưu hóa, tự động hóa các quá trình sản xuất; thiết kế, qui hoạch mặt bằng phân xưởng, giám sát sản xuất phân tích kinh tế; đánh giá và lựa chọn công nghệ; kỹ thuật an toàn, chất lượng và bảo trì công nghiệp.

+ Cơ khí năng lượng: Đào tạo các kiến thức về các lĩnh vực: thiết bị nhiệt (lò hơi, thiết bị sấy, tua bin hơi và tua bin khí, nhà máy nhiệt điện); thiết bị lạnh (nhà máy đông lạnh, nhà máy nước đá, hệ thống điều hòa không khí và thông gió); năng lượng mới (năng lượng gió, năng lượng mặt trời)

Kỹ sư tốt nghiệp ngành này có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị nói trên. Có thể công tác tại nhà máy nhiệt điện, các nhà máy lọc dầu, các nhà máy hóa chất, dược phẩm, thực phẩm, các nhà máy đông lạnh thực phẩm, bột giặt, mỹ phẩm, dệt, phân bón, các nhà máy nước đá,

+ Máy xây dựng và nâng chuyển: trang bị những của nhóm ngành cơ khí nói chung và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên sâu là máy xây dựng.

Tốt nghiệp ngành này có thể thiết kế, chế tạo, cải tiến các loại máy và thiết bị thông dụng như máy nâng - vận chuyển, thang máy, máy sản xuất vật liệu xây dựng, máy làm đất và các thiết bị cơ khí chuyên dùng trong xây dựng; lựa chọn, sử dụng và khai thác có hiệu quả các loại máy và thiết bị xây dựng đa dạng về chủng loại trong ngành; lập quy trình bảo dưỡng, sữa chữa các loại máy xây dựng.

4. Ngành Kỹ thuật giao thông

Kỹ sư ngành này là cán bộ có kiến thức và kỹ năng vững vàng về thiết kế, tính toán, tổ chức và điều hành tốt các hệ thống sản suất và khai thác ôtô - máy động lực - tàu thủy - máy bay: chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác, chế tạo phụ tùng, quản lý và đánh giá, kiểm định chất lượng các loại ôtô, tàu thủy, máy bay, máy động lực và các phương tiện, thiết bị cơ giới gần với các loại trên.

Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các nhà máy chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, đóng mới các loại thiết bị cơ giới gần với các loại trên; các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng chế tạo phụ tùng hay thiết bị thay thế. Ngoài ra, có thể công tác trong các cơ quan quản lý, điều hành, khai thác, đáng giá kiểm định chất lượng phương tiện cơ giới; các đơn vị vận tải thủy bộ, các bến bãi, cảng, sân bay, các hãng hàng không hoặc các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo.

5. Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Đào tạo kỹ sư có khả năng cải tiến thiết kế mới và điều hành và bảo trì các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ, bố trí mặt bằng sản xuất, dự báo và hoạch định sản xuất, điều độ sản xuất, quản lý vật tư, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng, nghiên cứu - tổ chức lao động

Kỹ sư ngành này có thể công tác ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, công ty thương mại, các công ty xây dựng, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng...

6. Ngành kỹ thuật nhiệt

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện và có khả năng áo dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản để đảm đương những công việc như quản lý, vận hành, thiết kế qui trình công nghệ, thiết kế sửa chữa, tổ chức quản lý quá trình sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy, thiết bị và hệ thống nhiệt – điện lạnh thông dụng.

Kỹ sư ngành này sau khi ra trường có thể đảm nhiệm cá công việc tại cơ sở sản xuất kin doanh, các cơ quan công nghệ có liên quan đến chuyên nhgành công nghệ nhiệt, nhiệt điện, điện lạnh, điều hòa không khí hoặc tham gia giảng dạy.

7. Ngành Công nghệ vật liệu

Ngoài khối kiến thức đại cương. SV ngành này được trang bị kiến thức về nhiệt học, lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, cấu trúc và tính chất vật liệu, phương pháp chế tạo gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể. Ngành công nghệ vật liệu có ba chuyên ngành: vật liệu kim loại - hợp kim, vật liệu Silicat, vật liệu Polymer.

Kỹ sư ngành công nghệ vật liệu có thể nghiên cứu cải tiến và chuyển giao công nghệ, vận hành dây chuyển sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên nhiều loại vật liệu khác nhau.

Kỹ sư ngành này có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm…), vật liệu silicate (xi măng, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite…), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc có thể công tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.

8. Ngành Vật lý kỹ thuật

Đào tạo kỹ sư vật lý kỹ thuật có kiến thức về khoa học vật lý và công cụ toán - tin phục vụ nghiên cứu và giải quyết các vân đề kỹ thuật chuyên môn; có khả năng vận hành công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo.

Lĩnh vực công tác sau tốt nghiệp: các bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến, các trường ĐH, các đơn vị nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực y sinh, các cp6ng ty sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, môi trường...

9. Ngành Cơ kỹ thuật

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng về mô hình toán học các vấn đề trong cơ học kỹ thuật, lập trình, thiết kế, chế tạo các hệ thống cơ học điều khiển tự động, đo lường, thực hành nghiên cứu sáng tạo các vấn đề lý thuyết và thực nghiệm. Người được đào tạo ngành này có khả nghiên cứu lý thuyết: tính toán, mô phỏng; thiết kế, tối ưu hóa thiết kế, chế tạo các trang thiết bị tự động; nghiên cứu thực nghiệm: đo lường, chế tạo các thiết bị đo lường, chẩn đoán trạng thái làm việc của các hệ thống cơ học; lập trình, tin học hóa công việc tính toán, mô phỏng, thiết kế, tối ưu, chế tạo, đo lường...

Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở các viện nghiên cứu và thiết kế; các trung tâm lập trình phần mềm về các bài toán cơ học; các trường ĐH: giảng dạy và nghiên cứu; các phòng thiết kế kỹ thuật của các nhà máy; các cơ quan đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đo lường như các cơ quan kiểm định, các cơ quan tư vấn kỹ thuật…

10. Ngành Kỹ thuật điện

Tốt nghiệp ngành này, với một trong hai chuyên ngành Điện công nghiệp và Tự động hóa Điện, bạn là kỹ sư Điện có khả năng tổ chức khai thác, vận hành nhà máy điện, mạng lưới điện truyền tải, phân phối, cung cấp điện hoặc tổ chức khai thác, vận hành, lắp đặt các hệ thống tự động trong các hệ thống điện của các nhà máy.

11. Ngành Cơ - Tin học kỹ thuật

Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức khai thác, bảo đảm kỹ thuật các hệ thống tự động cơ điện, các trang thiết bị tự động có ứng dụng công nghệ thông tin và có khả năng thiết kế, chế tạo các thiết bị nhỏ hoặc các bộ phận của thiết bị.

12. Ngành Cơ khí tự động & Robot

Ngành Cơ khí tự động & Robot là một ngành mới, được ra đời trên cơ sở các thành tựu của các ngành khoa học: Cơ khí hiện đại, Cơ khí chuyên dùng, Điện tử, Công nghệ thông tin, Điều khiển học. Sinh viên được trang bị sâu những kiến thức về cơ học, cơ khí chính xác, điện - điện tử, thủy lực, khí nén, điều khiển học và máy tính.

Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức khai thác, bảo đảm kỹ thuật các hệ thống tự động cơ khí, máy móc sản xuất cơ khí, người máy và có khả năng thiết kế, chế tạo các thiết bị, hệ thống tự động cơ khí và người máy.

Kỹ sư Cơ khí tự động - Robot có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp cơ khí hiện đại; các nhà máy sản xuất các sản phẩm chính xác, khuôn mẫu; các nhà máy có sử dụng các thiết bị tự động hóa cao cấp; các viện nghiên cứu, trường ĐH trong lĩnh vực cơ khí hiện đại, tự động hóa...

13. Cơ khí bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm

Đào tạo Kỹ sư cơ khí bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm có kiến thức cơ bản, dựa trên nền kỹ sư cơ khí nói chung và kiến thức chuyên sâu về các máy - thiết bị bảo quản - chế biến nông sản thực phẩm. SV tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu, chế tạo các máy sau thu hoạch, chế biến, nghiên cứu máy ấp trứng; các lò đốt chất thải …

Khi tốt nghiệp, SV có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí nói chung và tại các nhà máy chế tạo cơ khí, các nhà máy chế biến nông sản - thực phẩm hoặc các viện, trường, cơ quan nghiên cứu, tại các sở ở địa phương.

14. Cơ khí nông lâm

Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn cơ khí cùng với kiến thức về công nghệ và kinh tế chuyên ngành liên quan như bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy hải sản.

Kỹ sư ngành Cơ khí nông lâm có thể làm việc trong các lĩnh vực cơ khí nói chung và các ngành cơ khí phục vụ phát triển nông thôn, các xí nghiệp cơ khí chế tạo máy, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giao thông công chánh, các xí nghiệp chế biến nông lâm sản, các cơ quan xuất nhập khẩu máy, các xí nghiệp đông lạnh hoặc tự mình làm chủ một cơ sở sản xuất tổng hợp hoặc công tác tại các viện nghiên cứu, trường học, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp …

15. Ngành điện tự động công nghiệp

Đào tạo kỹ sư ngành điện tữ động công nghiệp có phầm chất chính trị tốt, có đủ trình độ lý thuyết và tây nghề đề làm việc trong các nhà máy như xi măng, các khu chế xuất. Sinh viên sẽ học một số môn học chuyên ngành như kỹ thuật siêu cao tần, kỹ thuật truyền số liệuy, kỹ thuật thông tin, thiết bị dẫn đường...

Kỹ sư ngành này có thể làm việc trong các nhà máy công nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:16 am

Nhóm ngành thông tin – báo chí – giáo dục


1. Ngành báo chí

Trang bị cho sinh viên những tri thức báo chí cơ bản, khoa học và hiện đại để phục vụ ở nhiều ngành nghề, địa bàn khác nhau; tạo điều kiện để phát triển cao hơn, xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học báo chí và các ngành khoa học xã hội - nhân văn khác. Tạo lập khả năng kết hợp lý luận và thực tiễn trong hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ báo chí. Tạo thói quen tư duy lý luận và phương pháp nghiên cứu báo chí học.

Cử nhân khoa học báo chí có thể làm tại các cơ quan: thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản trung ương và địa phương, các cơ quan văn hóa, ngoại giao cũng như nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học và viện nghiên cứu có ngành báo chí.

2. Ngành thư viện thông tin

Đào tạo cử nhân có kiến thức và kỹ năng: xây dựng và xử lý vốn tài liệu, khai thác và cung cấp vốn tài liệu cho mọi đối tượng có nhu cầu thông tin về các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị… và các kỹ năng khác của ngành thư viện thông tin.

Tốt nghiệp ngành này có thể làm làm việc ở các trung tâm thông tin, tư liệu, thư viện tỉnh, thư viện các trường và các cơ quan khác có liên quan đến công tác thư viện, lưu trữ và thông tin khoa học.

3. Ngành Lưu trữ, quản trị văn phòng

Trang bị kiến thức và phương pháp làmthư ký tổng hợp, lưu trữ học, tin học ứng dụng trong công tác văn phòng và công tác lưu trữ ở văn phòng các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, văn phòng cơ quan đảng, đoàn thể, doanh nghiệpTrung ương và địa phương, ở các cơ quan quản lý lưu trữ chuyên ngành,

Tốt nghiệp ngành này có thể làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn thư, lưu trữ học ở các trường ĐH, CĐ, THCN, làm việc tại phòng lưu trữ các tỉnh thành, các cơ quan khoa học chuyên ngành…

4. Ngành Giáo dục học

Đào tạo giáo viên, chuyên gia giáo dục có hiểu biết sâu về khoa học giáo dục: lý luận giáo dục, phương pháp luận giảng dạy, tâm lý giáo dục, quản lý, xây dựng chương trình, chính sách giáo dục…

Cử nhân ngành Giáo dục học có thể phục vụ trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh tế khác nhau… đồng thời tham gia thực hiện các đề tài, các chương trình
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:18 am

Nhóm ngành luật




1. Ngành luật thương mại

Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế . Bạn cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại,

2. Luật dân sự

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .

Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình...; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng

3. Ngành Luật hành chính

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật

4. Ngành luật quốc tế

Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo của Khoa là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.

5. Ngành luật hình sự



Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phoòg chống tệ nạm...
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:19 am

Nhóm ngành khoa học và bảo vệ môi trường




1. Ngành khoa học môi trường

Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành Môi trường; phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy và điều hành trong các lĩnh vực Quản lý môi trường; Công nghệ môi trường; Khoa học môi trường ứng dụng. Chương trình trang bị cho sinh viên các kỹ năng phân tích, đánh giá, phát hiện và dự báo những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, năng lực tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những tác động có hại đến môi trường.

Cử nhân Khoa học Môi trường sau khi tốt nghiệp có thể nhận công tác tại các trường cao đẳng, đại học, các Bộ, các Tổng cục, các Sở ban ngành địa phương có liên quan tới quản lý, quy hoạch môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng cũng như các Viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên.

2. Ngành Kỹ thuật môi trường

Trang bị cho sinh viên các kiến thức rộng về các chuyên môn trong lĩnh vực môi trường thông qua đào tạo lý thuyết, chú trọng đào tạo thực hành các lãnh vực hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công–nông nghiệp, độc học môi trường, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong môi trường.

Hướng nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề về môi trường trong sản xuất (như tích lũy các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, đất, nước, cây trồng,…). Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ và đánh giá tác động môi trường trong thời kỳ gia tăng chất ô nhiễm độc hại. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong xử lý nước thải công nghiệp đặc thù như nước rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải thuộc da...

Phát triển các kỹ thuật chống ô nhiễm, chống suy thoái môi trường. Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chống xói mòn, chống suy thoái đất. Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường các khu vực nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường phẩm chất các nguồn lợi thủy sản nội địa, giảm rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất và thử nghiệm các chế phẩm sinh học, hóa học phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

Kỹ sư Kỹ thuật môi trường có thể công tác tại các viện, trường trong vùng, các sở ban ngành ở địa phương, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở công nghiệp, Sở Thủy sản, UBND các huyện thị, các công ty như cấp thóat nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia trong các chương trình, đề án trong, ngoài nước về môi trường.

3. Ngành Quản lý môi trường

Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng ứng dụng thực tiễn về các lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, kinh tế kiểm toán môi trường, sản xuất sạch hơn đồng thời trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình hóa học, lý học, sinh học trong công nghệ xử lý môi trường, xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường công nông nghiệp.

Khi tốt nghiệp, tùy từng vị trí công việc, kỹ sư ngành này góp phần ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do con người và tác động tự nhiên gây ra, khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

4. Ngành quản lý Môi trường và Du lịch sinh thái

Trang bị kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về sinh học bảo tồn, địa lý du lịch, quản lý cảnh quan, quản trị du lịch, quy họach phát triển du lịch sinh thái bền vững, có khả năng xây dựng, quản lý thực hiện các đề án về xây dựng tôn tạo các cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái hoặc hướng dẫn du lịch sinh thái và các dịch vụ có liên quan.

Sở du lịch, công ty dịch vụ du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử,…. là những nơi để sinh viên tốt nghiệp về công tác hoặc có điều kiện tự thành lập các công ty dịch vụ du lịch sinh thái.

5. Ngành công nghệ môi trường

Ngành công nghệ môi trường trang bị cho sinh viên các kiến thức về khoa học cơ bản và cơ sở của các ngành hóa học, sinh học và xây dựng . Trên cơ sở đó , trong phần chuyên ngành sinh viên được trang bị các kiến thức sâu về các chất thải công nghiệp và dân dụng, các qui trình công nghệ hóa – sinh học và các thiết bị xử lý chất thải. Ngành đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế và vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị dụng cụ đo kiểm soát môi trường , các hệ thống thiết bị công nghệ xử lý môi trường; thống kê, quản lý, xây dựng, thẩm định các dự án về môi trường.
Kỹ sư Công nghệ Môi trường có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ xử lý môi trường, môi trường đô thị, cấp thoát nước , kỹ thuật hạ tầng, an toàn lao động, các viện nghiên cứu, các trường học có liên quan đến lĩnh vực môi trường.


6. Ngành Quản lý tài nguyên rừng

Đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng.

Sinh viên được trang bị kiến thức về sinh thái môi trường, hệ sinh thái rừng, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng và môi trường cùng với kiến thức về kinh tế - xã hội và pháp luật có liên quan, về sinh thái nhân văn để làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau. Sinh viên có được kỹ năng tổ chức và thực hiện những chương trình điều tra, phân tích đánh giá, thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu và phát triển có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng và môi trường, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, các công ty du lịch sinh thái và các đơn vị khuyến nông lâm và các dự án liên quan.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:21 am

Nhóm ngành nông lâm – thú y




1. Ngành trồng trọt



Đào tạo kỹ sư chuyên ngành trồng trọt có kiến thức cơ bản rộng, có đủ khả năng nghiên cứu, có năng lục tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức và nắm vững kiến thức về chuyên ngành trồng trọt để ứng dụng một cách có hiệu quả trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể ở nơi làm việc.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể tìm việc trong các cơ quan nhà nước như Sở nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật, các Viện, Trường. Trung tâm nghiên cứu) và các công ty (Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng)...



2. Ngành Chăn nuôi

Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất, có hiểu biết nhất định về phòng bệnh gia súc, gia cầm. Kỹ sư chăn nuôi có khả năng nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa, khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm,trâu bò sữa,…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.

Kỹ sư ngành này có thể công tác tại các cơ quan trung ương (như Viện Chăn nuôi,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp...) hoặc địa phương (như các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông,...), các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên,… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo

3. Ngành Nông học

Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng, tuyển chọn và phổ biến các loại giồng, nghiên cứu sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ, nghiên cứu các kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho các cây trồng, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp thâm canh, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông học vào sản xuất.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)…

4. Ngành Bảo vệ thực vật

Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

SV ngành bảo vệ thực vật cdễ dàng thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước…

5. Ngành Lâm nghiệp

Trang bị các kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

6. Ngành Nông lâm kết hợp

Chuyên ngành nông lâm kết hợp là một ngành học đa dạng trang bị cho SV kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc tốt về nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông lâm, tài nguyên môi trường và các lĩnh vực về khoa học xã hội nhân văn ở nông thôn (sinh thái nhân văn, xã hội học và tâm lý học nông thôn). Kỹ sư nông lâm kết hợp có kiến thức chuyên môn đa ngành để có thể quản lý đất một cách bền vững, gia tăng hiệu quả sản xuất của đất đai nhưng không làm thiệt hại đến bền vững của tài nguyên rừng, đất và nước về lâu dài, từ vùng đồi núi cao cho đến vùng đất đồng bằng ngập nước.

Kỹ sư nông lâm kết hợp có thể trở thành chuyên gia hoạt động trong các ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, trong các dự án quản lý lưu vực nước, tài nguyên thiên nhiên, các rừng quốc gia và vùng đệm hay trong các cơ quan nghiên cứu và phát triển giúp cho các nhà hoạch định chính sách môi trường.

7. Ngành Nuôi trồng thủy sản

Trang bị cho SV khả năng: thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống, …

Kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông– lâm–ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản.

9. Ngành Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên

Cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thiết kế, thi công cũng như quản lý cảnh quan môi trường, hoa viên; xây dựng mảng xanh đô thị tại các thành phố lớn; thiết kế cảnh quan và hoa viên cho các khu đô thị, chung cư mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các hoa cảnh & cây kiểng đặc chủng có giá trị kinh tế cao.

Kỹ sư ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các cơ quan tư vấn, nghiên cứu, sản xuất liên quan đến ngành học: văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở Xây dựng, các Công ty công viên cây xanh, Công ty công trình đô thị, Công ty du lịch sinh thái; các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các cơ sở khuyến xanh của tư nhân, quốc doanh, các công ty du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử, thảo cầm viên v..v. .

10. Ngành Quản lý đất đai

Đào tạo có kiến thức quản lý nhà nước về số lượng và chất lượng tài nguyên đất đai, đánh giá và quản lý sử dụng đất theo pháp luật. Kỹ sư quản lý đất đai có thể nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng mô hình định giá đất; thiết lập bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng, quy hoạch sử dụng đất đai các cấp, phát triển nông thôn và đô thị; nghiên cứu một số giải pháp kinh tế, kỹ thuật thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu và xử lý thông tin; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ số.

Kỹ sư ngành này có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, các Trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm kinh doanh địa ốc, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, nghiên cứu đất, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, các Ban Quản lý đô thị..., hay các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường có ngành đào tạo liên quan.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
khoai lang
Mod!
Mod!
khoai lang


Tổng số bài gửi : 136
Points : 177
Join date : 01/03/2011
Đến từ : Vĩnh Minh

Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành EmptyThu Mar 10, 2011 7:22 am

Nhóm ngành nghệ thuật


1. Ngành Thiết kế nội thất

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học và thực hành các môn học liên quan đến lịch sử kiến trúc, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng... đặc biệt sinh viên có thể sử dụng thành thạo máy tính để thiết kế chuyên nghiệp với các chương trình CAD, 3D max.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc tại các công ty xây dựng, thiết kế nội - ngoại thất công trình hoặc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, có khả năng quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất hàng trang trí nội thất...

Ngành này đào tạo kỹ sư thiết kế toàn diện trong các lĩnh vực thiết kế và trang trí nội thất công trình xây dựng, đồ họa mỹ thuật ứng dụng.

2. Ngành Thiết kế thời trang

Ngành này đào tạo kỹ sư thiết kế thời trang chuyên nghiệp trong các lĩnh vực thiết kế tạo mẫu và kinh doanh quần áo thời trang, thiết kế họa tiết hoa văn trên vải... và các phụ trang đi kèm như nón, trang sức, túi xách, giày dép.

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng, kỹ năng quản lý sản xuất ngành công nghiệp thời trang và đặc biệt sinh viên có thể sử dụng tốt các phần mềm đồ họa CAD, 3D max, Work art studio để thể hiện ý tưởng thiết kế.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc tại các công ty sản xuất và kinh doanh thời trang, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng...

3. Ngành Mỹ thuật công nghiệp

Ngoài các môn học chung như họa hình, nghệ thuật ảnh, nghệ thuật ấn loát... ngành này có còn được đào tạo chuyên sâu ở các chuyên ngành như chuyên ngành thiết kế tạo dáng, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa… Với những chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo về thiết kế tạo dáng, thiết kế khối, tạo dáng trang trí, thiết kế điện dân dụng, thiết kế nội thất nàh ở, kiến trúc nội thất, nội thất công trình công cộng, nội thất văn phòng, thiết kế nội thất trên máy tính, thiết kế điện dân dụng, đồ họa công thương, đồ họa văn hóa, đồ họa vi tính.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể thiết kế mẫu mã sản phẩm công nghiệp, các mô hình nội ngoại thất... và làm việc đúng chuyên môn ở các phòng thiết kế mẫu mã sản phẩm các công ty, các nàh máy sản xuất thiết bị nội thất, vậtliệu xâydựng, làm chuyên viên tư vấn ở các trung tâm tư vấn mẫu mã công nghiệp.

4. Ngành Qui hoạch đô thị và nông thôn

Hệ chính quy dài hạn tập trung được đào tạo trong thời gian 5 năm, tốt nghiệp nhận văn bằng Kiến trúc sư. Quá trình đào tạo được phân chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thời gian 2 năm, là giai đoạn thích nghi, thích ứng đặt cơ sở cho chuyên môn Kiến trúc. Nội dung các môn học nhằm trang bị kiến thức đại cương, cơ sở của chuyên môn và giáo dục thẩm mỹ; bao gồm các học phần của 7 lĩnh vực: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và toán học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng, rèn luyện thể chất và cơ sở của chuyên môn, nhằm giúp cho người học có tầm nhìn rộng; có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người.
  • Giai đoạn 2: Thời gian 3 năm, là giai đoạn ổn định, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu, bao gồm các môn học về lịch sử và lý thuyết kiến trúc, qui hoạch xây dựng đô thị, kinh tế và kỹ thuật công trình, rèn luyện trong quá trình sáng tác, kỹ năng thiết kế những thể loại đồ án qui hoạch qui mô và nội dung khác nhau.
Về Đầu Trang Go down
http://svth.net
Sponsored content





Thông tin về một số nhóm ngành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông tin về một số nhóm ngành   Thông tin về một số nhóm ngành Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Thông tin về một số nhóm ngành
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» help me! Ai hoc tiếng anh chuyên ngành kinh tế!
» WEB BỔ ÍCH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
» Thông minh
» Thông báo tuyển nhân sự!
» Thông báo thành lập diễn đàn!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TỐNG DUY TÂN :: Học sinh! :: Tài liệu cho học sinh!-
Chuyển đến