TỐNG DUY TÂN
nếu chưa đăng kí! mời bạn đăng ký trước khi tham gia diễn đàn!
Chú ý: mật khẩu phải đạt độ bảo mật nhất định mới có thể ĐK!
TỐNG DUY TÂN
nếu chưa đăng kí! mời bạn đăng ký trước khi tham gia diễn đàn!
Chú ý: mật khẩu phải đạt độ bảo mật nhất định mới có thể ĐK!
TỐNG DUY TÂN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TỐNG DUY TÂN

4RUM THPT Tống Duy Tân!
 
Về trang chủ!Về trang chủ!  Diễn đàn!Diễn đàn!  Blog!Blog!  Trang ChínhTrang Chính  ád*ád*  Latest imagesLatest images  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Di tích Nghè Vẹt

Go down 
Tác giảThông điệp
vjp.vuj.051290
Dân chém...!
Dân chém...!
avatar


Tổng số bài gửi : 65
Points : 134
Join date : 01/03/2011
Age : 33
Đến từ : Vĩnh Lộc

Di tích Nghè Vẹt  Empty
Bài gửiTiêu đề: Di tích Nghè Vẹt    Di tích Nghè Vẹt  EmptySat Mar 19, 2011 2:00 am

Di tích Nghè Vẹt (thuộc địa phận xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc) là công trình làng xã được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 để thờ tự ông tổ của dòng họ
Trịnh là Trịnh Ra. Theo bản thần tích hiện nay còn lưu giữ ở xã Vĩnh
Quang, huyện Vĩnh Lộc thì đại vương Trịnh Ra vốn là một quan lang, làm
tù trưởng ở Thiên Vực, quê ngoại ở làng Đức Chiêu, các địa danh này đều
thuộc lộ Vĩnh Ninh tức Vĩnh Lộc ngày nay và tập trung nhất ở khu vực Sóc
Sơn, Biện Thượng – nơi phát tích dòng dõi các chúa Trịnh.

Di tích Nghè Vẹt  Nghe-vet

Di tích Nghè Vẹt

Thế kỷ thứ 9 là thời kỳ nước ta bị giặc Nam triều nhiều lần
cướp phá. Các quan quân, thái thú, tù trưởng không dẹp nổi. Dân tình đói
khổ, loạn lạc triền miên. Vào niên hiệu Hàm Thông đời vua Đường Ý Tông,
bên Bắc quốc sai Cao Biền sang giữ chức đô hộ sứ nước ta. Năm thứ 7
niên hiệu Hàm Thông nhà Đường (năm 866), Cao Biền dẹp được loạn Nam
triều, gặp Trịnh Ra và có lòng mến mộ nên đưa ông về Đông Quan, giao cho
chức khố sứ quân (tức quan coi kho), có nhiệm vụ trông nom binh lương ở
phủ đô hộ. Về sau ông cáo quan về quê, Cao Biền ban cho 500 quan tiền.
Số tiền đó được ông đưa ra giúp đỡ người nghèo khó trong vùng, vì thế mà
khắp nơi ai nấy đều mến mộ và kính trọng ông.

Sau khi ông gặp tai nạn chết, Cao Biền cho xây mộ, lập đền thờ tại quê hương chính là Nghè Vẹt bây giờ. Ông được phong là “Quản gia đô bác Đại vương”.
Vào cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly có âm mưu tiếm ngôi vua Trần xưng
vương, dời đến thành Tây Đô… Trong một đêm nằm mộng, Quý Ly thấy một
người kỳ dị mặc áo, đội mũ đồng đứng trước mặt tự xưng là nhân thần ,
vốn làm tù trưởng một phương và từng được Cao Biền phong là Phúc thần.
Nay thiên hạ thái bình, vua Trần không toả sáng cái đức để cứu sinh dân
nên ông được lên ngôi. Quý Ly nghe vậy rất hoảng hốt, bèn gọi dân trong
vùng hỏi rõ mọi việc và ra lệnh cho tu sửa từ vũ. Gia phong cho ông là
Quản gia đô bác thần vương. Triều Lê sau này kế tiếp sắc phong ông là
Đương Giang quản gia đô bác đại vương. Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) ra lệnh
cúng tế hương hoả bất tuyệt vào tháng 6 hàng năm tại vùng Biện Thượng
(xã Vĩnh Hùng ngày nay). Ngày giỗ của ngài vào 14 tháng 11 âm lịch hàng
năm, cả xã Vĩnh Hùng đều tổ chức lễ tế gọi là ngày kỵ thần với nghi lễ
rất long trọng.

Ngày nay, không chỉ ở vùng Vĩnh Hùng mà còn rất nhiều làng xã khác ở Thanh Hoá cũng thờ phụng ông. Theo Thanh Hoá chư thần lục, hiện Thanh Hoá có 72 nơi thờ ông, đó là: Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang…

Di tích Nghè Vẹt  Khanh-da-o-nghe-vet

]Khánh đá ở Nghè Vẹt
Di tích Nghè Vẹt được xây dựng trên diện tích khoảng 200 m2,
phía trước mặt trông ra những cánh đồng trồng ngô xanh mướt. Khung cảnh
yên tĩnh, mát mẻ và thoáng đãng. Trước sân nghè hiện còn chiếc khánh đá
treo trên giá đỡ. Trên khánh có chạm hoa văn tinh xảo, gõ vào thấy
tiếng kêu trầm bổng ngân nga như chuông đồng. Giữa sân nghè là bức bình
phong lớn chạm nổi hình lưỡng long và hai con rùa đá. Nghè được xây chủ
yếu bằng gỗ, mái lợp ngói liệt, gồm có tiền đường và hậu cung. Ngôi tiền
đường gồm 11 gian kiến trúc theo kiểu đăng đối. Tại đây có ban thờ và
bài vị cùng mười hai pho tượng gỗ thờ mười hai chúa Trịnh (Trịnh Kiểm,
Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Giang,
Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng). Ngoài ra ở
đây còn lưu giữ những cột lim lớn, một số con giống dùng trong thờ tự
và mười hai tượng phổng gỗ ngồi vòng tay hầu hạ chúa. Chính giữa hậu
cung đặt bài vị đại vương Trịnh La và một số đồ minh khí dùng trong thờ
tự. Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, xưa kia cứ mỗi cột nghè có
một con giống. Đặc biệt trong nghè còn lại bốn con ngựa thờ bằng gỗ và
hai con vẹt lớn được coi là vật linh đồng thời là biểu tượng của nhà
Trịnh.


Di tích Nghè Vẹt  Tuong-go-2

Tượng phổng gỗ quỳ chầu trong Nghè Vẹt

Gian chính giữa nhà tiền đường treo bức hoành phi sơn son thếp vàng đề bốn chữ Hán “Thánh cung vạn tuế”
(Cung kính đức thánh muôn đời). Hai con vẹt đứng chầu hai bên. Vẹt có
chiều cao hơn 2 m, dáng thon và cao tựa chim hạc nhưng lại có mỏ dài và
cong đặc trưng của chim vẹt. Vẹt được sơn son, thếp vàng, chạm trổ công
phu với những hoạ tiết lạ mắt và sống động. Thời trước loại hình điêu
khắc chim vẹt vốn xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là dưới thời các chúa
Trịnh. Trong các đền thờ họ Trịnh thường dùng hình tượng chim vẹt làm
vật thờ. Các đòn khiêng kiệu của chúa Trịnh cũng thấy khắc hình chim
vẹt. Việc nhà Trịnh lấy chim vẹt làm linh vật bắt nguồn từ một truyền
thuyết rằng: khi thân mẫu Trịnh Kiểm bị quân Mạc bắt dìm xuống sông Mã,
thi hài trôi trên sông và có một bầy vẹt đến bay lượn trên thi hài bà,
nhờ vậy người nhà mới biết. Khi họ đến nơi thì thấy mối đã đùn trên thi
hài thành một gò cao. Vì vậy nhà Trịnh rất tôn thờ chim vẹt, coi đó là
biểu tượng của dòng họ mình.

Năm 1995 Nghè Vẹt đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp
quốc gia. Hiện nay Nghè Vẹt đang là điểm du lịch văn hoá tâm linh, thu
hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến để thưởng lãm, cầu sự bình
yên, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn sâu sắc trong con người Việt.

Bài & Ảnh: Thu Trang
Về Đầu Trang Go down
 
Di tích Nghè Vẹt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Di tích Phủ Trịnh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TỐNG DUY TÂN :: Quê hương! :: Quê Hương! :: Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh!-
Chuyển đến